Contactor là khí cụ điện hạ áp, ngoài ra còn gọi là Công tắc tơ hay còn gọi là Khởi động từ, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Bài viết này sẽ phân tích về: cấu tạo của contactor, nguyên lý hoạt động, các tiếp điểm, nguyên tắc chọn contactor....
Contactor đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa
Có nhiều cách phân loại:
- Theo nguyên lý truyền động: Ta có kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực,… Thường thì ta gặp công tắc tơ kiểu điện từ.
- Theo dạng dòng điện: một chiều và xoay chiều.
- Theo kết cấu: Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (như bảng điện ở gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (ví dụ buồng tàu điện).
- Theo dòng điện định mức: 9A, 12A, 18A,.... 800A hoặc lớn hơn.
Các loại contactor tùy ứng dụng có thiết kế rất khác nhau
- Theo số cực: 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Phổ biến nhất là contactor 3 pha.
- Theo cấp điện áp: trung thế, contactor hạ thế.
- Theo điện áp cuộn hút: Cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,... cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,...
- Theo chức năng chuyên dụng: Một số hãng chế tạo contactor chuyên dụng cho một ứng dụng đặc thù ví dụ loại chuyên dùng cho tụ bù của hãng ISKRA, contactor siêu êm, hoặc các hãng khác như EATON, MITSUBISHI, HAVELLS…
Bao gồm 3 bộ phận chính:
- Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.
- Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.
Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.
Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.
Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như Uđm, P , Cosphi
- Iđm = Itt x 2
- Iccb = Iđm x 2
- Ict = (1.2 – 1.5) x Iđm
Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được contactor là gì, nắm được các vấn đề căn bản về thiết bị điện này. Bạn còn bất cứ thắc mắc nào hãy commet chia sẽ dưới bài viết nhé.
Máy đo lực căng cáp thép thang máy
Nút nhấn gọi tầng thang máy Hàn Quốc
VĂN PHÒNG HỒ CHÍ MINH
86D Đường số 29, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TP. HCM
Tel: (84-28) 3762 4888 - Fax: (84-28) 3762 8022.
Hotline: 0906.701.525
Website: www.denic.vn - www.danhdang.vn
Email: denic@danhdang.vn
VĂN PHÒNG HÀ NỘI
HH05-01, NEW Horizon City, 87 Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
Tel: 0906.701.525
Email: denic.han@danhdang.vn
denic.hnind@danhdang.vn